Ứng dụng hàm Hlookup trong Excel kèm ví dụ minh họa

0
23
ham-hlookup

Trong Excel có tới ba hàm tra cứu giá trị, bào gồm hàm LOOKUP, hàm VLOOKUP và hàm HLOOKUP. Trong bài viết dưới đây, Phamemfree sẽ hướng dẫn cách sử dụng hàm trong các bài toán với Excel kèm theo những ví dụ minh họa chi tiết nhất.

Hàm HLOOKUP là gì?

ham-hlookup-la-gi
Hàm dò tìm dữ liệu

Hàm HLOOKUP được sử dụng để dò tìm dữ liệu trong một bảng dữ liệu hoặc một phạm vi theo hàng ngang (từ trái qua) và trả về kết quả tương ứng theo hàng dọc (từ trên xuống).

Hàm tra cứu này được sử dụng nhiều nhất trong việc tìm kiếm tên sản phẩm, số lượng, đơn giá,… dựa theo mã sản phẩm, mã vạch…Ngoài ra còn được áp dụng trong xếp loại nhân viên dựa vào các tiêu chí.

Tên hàm là HLOOKUP, được cấu tạo từ H của Horizontal – hàng ngang và LOOKUP của Look Up – Dò tìm trong tiếng Anh.

Công thức hàm HLOOKUP

Công thức như sau:

=HLOOKUP(Lookup_value, Table_array, Row_index_ num, Range_lookup)

Trong đó:

Lookup_value: Là giá trị cần dò tìm, có thể nhập một giá trị trực tiếp hoặc tham chiếu tới một ô tính trên bảng dữ liệu.

Table_array: Vùng dữ liệu giới hạn để dò tìm.

Row_index_num: STT vị trí của hàng lấy dữ liệu trong bảng cần dò tìm, tính từ trên xuống dưới.

Range_lookup: tìm kiếm chính xác hoặc tìm kiếm tương đối đối với bảng giới hạn, nếu bỏ qua thì hệ thống sẽ mặc định là 1.

Nếu Range_lookup=1: dò tìm tương đối (TRUE).

Nếu Range_lookup=0: dò tìm chính xác (FALSE).

Trong khi lúc công thức, dấu $ có tác dụng cố định bảng Table_array khi bạn sao chép công thức cho các ô dữ liệu khác. Bạn có thể nhấn nút F4 sau khi chọn phạm vi để cố định.

Ví dụ hàm HLOOKUP

Bên trên là những khái niệm tổng quan về hàm đếm, sau đây sẽ là những ví dụ minh họa chi tiết cho từng trường hợp.

Xếp loại học sinh theo bảng điểm

vi-du-ham-hlookup-1
Xếp loại học sinh theo bảng điểm

Yêu cầu sắp xếp học sinh theo 4 loại Giỏi, Khá, Trung Bình và Yếu dựa vào thông tin trong Bảng 1 (B3:D8) và dữ kiện từ Bảng 2 (B11:F12).

Tại ô D4, ta nhập hàm như sau:

=HLOOKUP(C4,$B$11:$F$12,2,1)

Hàm HLOOKUP sẽ sử dụng điểm ở ô C4 (bảng 1) và dò trong Bảng 2 từ bên trái qua phải. Khi thấy giá trị gần bằng, nó sẽ trả về kết quả tương ứng nằm ở hàng 2 là giá trị Trung Bình.

Tính phụ cấp theo từng chức vụ

vi-du-ham-hlookup-2
Tính phụ cấp theo từng chức vụ

Yêu cầu tính mức phụ cấp dựa vào dữ liệu trong Bảng 1 (B3:D8) và dữ kiện ở Bảng 2 (B11:E12).

Tại ô D4, nhập câu lệnh hàm:

=HLOOKUP(C4,$B$11:$E$12,2,0)

Hàm sẽ dò tìm Nhân viên ở ô C4 trong Bảng 2 từ bên trái qua. Khi tìm thấy giá trị đúng, kết quả trả về là mức phụ cấp tương ứng trong hàng 2 là 100,000.

Kết hợp hàm HLOOKUP với hàm IF

vi-du-ham-hlookup-3
Kết hợp hàm với hàm IF

Ví dụ: Ta có dữ liệu Bảng 1 (B3:E11) bao gồm: tên nhân viên, nhóm nhân viên, doanh số của từng nhân viên.

Trong Bảng 2 (B14:F15), nếu nhân viên thuộc các nhóm A, B, C, D có doanh số lớn hơn chi tiêu là 18, 20, 17, 19 thì nhân viên đó được đánh giá “Đạt”, nếu không sẽ là “Không Đạt”.

Tại ô E4, ta áp dụng hàm IF và HLOOKUP như sau:

=IF(D4<HLOOKUP(C4,$B$14:$F$15,2,0),”Không Đạt”,”Đạt”)

Lúc này hệt thống sẽ dò tìm cột Nhóm ở bảng 1 với hàng Chỉ tiêu trong bảng 2 và trả về giá trị chỉ tiêu tương ứng. Tiếp đó, hàm IF sẽ có công dụng so sánh doanh số thực tế (tại ô D4) với chỉ tiêu và trả lại kết quả là “Đạt” hoặc “Không Đạt”.

Những lưu ý cần biết về hàm HLOOKUP

Khi nào bạn tiến hành tra cứu trong Excel với Hlookup, hãy lưu ý những điều sau để tránh gặp lỗi:

  • Hàm HLOOKUP chỉ thực hiện tìm kiếm trong hàng trên cùng của vùng dữ liệu cần dò tìm.
  • Không phân biệt chữ hoa với chữ thường khi sử dụng hàm.
  • Nếu range_lookup trả về giá trị TRUE hoặc bị bỏ qua, các giá trị trên hàng đầu tiên của bảng dữ liệu phải được sắp xếp lại theo thứ tự tăng dần (A-Z) hoặc từ trái sang phải.

Nguyên nhân làm cho HLOOKUP không thể hoạt động

 

Có một số nguyên nhân có thể làm cho hàm đếm này không hoạt động như mong đợi, bao gồm:

  • Giá trị tìm kiếm không tìm thấy trong hàng đầu tiên: Hàm HLOOKUP sẽ tìm kiếm giá trị tìm kiếm trong hàng đầu tiên của phạm vi và trả về giá trị tương ứng trong cùng cột với giá trị tìm kiếm. Nếu giá trị tìm kiếm không được tìm thấy trong hàng đầu tiên của phạm vi, hàm sẽ trả về giá trị lỗi “#N/A”.
  • Phạm vi dữ liệu không được sắp xếp theo thứ tự tăng dần: Hàm HLOOKUP yêu cầu phạm vi dữ liệu được sắp xếp theo thứ tự tăng dần. Nếu phạm vi dữ liệu không được sắp xếp theo thứ tự tăng dần, kết quả trả về sẽ không chính xác.
  • Sử dụng sai cú pháp hàm: Khi sử dụng hàm, bạn cần đảm bảo rằng bạn đã sử dụng đúng cú pháp của hàm. Nếu bạn sử dụng sai cú pháp hàm, hàm sẽ không hoạt động.
  • Không chính xác vị trí của ô cần trả về giá trị: Khi sử dụng hàm trong dò tìm, bạn cần đảm bảo rằng đã xác định đúng vị trí của ô cần trả về giá trị. Nếu bạn không xác định đúng vị trí của ô, hàm sẽ không trả về giá trị chính xác.
  • Sử dụng sai định dạng số: Chắc chắn rằng định dạng của số trong phạm vi dữ liệu và giá trị tìm kiếm phải giống nhau. Nếu bạn sử dụng sai định dạng số, hàm sẽ không hoạt động đúng.

Hàm HLOOKUP là một công cụ hữu ích giúp tìm kiếm dữ liệu trong Microsoft Excel. Bằng cách sử dụng chính xác và hiệu quả hàm này, người dùng có thể tăng độ chính xác và nâng cao hiệu suất của các bảng tính trong Excel. Cùng theo dõi các bài viết tiếp của Phamemfree để biết thêm các thủ thuật máy tính trong Excel nhé!

>> Bạn đang xem bài viết tại chuyên mục Thủ thuật của Phamemfree.

Thông tin liên hệ:
Email: phamemfree.com@gmail.com
Website: https://phamemfree.com