Trong Excel, Hàm Match sẽ giúp bạn giải quyết được việc tìm kiếm một giá trị trong 1 mảng dữ liệu lớn. Trong bài viết này, Phamemfree sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn hàm này được sử dụng trong Excel như thế nào và cách kết hợp với các hàm khác để tạo ra những công thức linh hoạt hơn nhé!
Hàm Match là gì?

Hàm MATCH được sử dụng trong Excel với mục đích nhằm tìm kiếm vị trí của một dữ liệu bất kỳ trong vùng dữ liệu. Kết quả trả về sẽ là vị trí chính xác của giá trị đó trong vùng thông tin.
Khi sử dụng, người dùng có thể tìm ra các giá trị mà họ đang cần một cách nhanh hơn chỉ với một dòng lệnh. Không còn phải mất nhiều thời gian hơn cho việc tìm kiếm dữ liệu theo cách thủ công nữa, đồng thời nâng cao năng suất làm việc của bạn
Công thức hàm Match
Công thức của hàm MATCH:
=MATCH(lookup_value, lookup_array, [match_type])
Trong đó:
- Lookup_value (tham số bắt buộc): Đây là giá trị mà bạn đang muốn tìm. Giá trị này có thể là dạng số, chữ, một tham chiếu đến 1 số hoặc một giá trị logic nào đó.
- Lookup_array (tham số bắt buộc): Là phạm vi dữ liệu được tìm kiếm.
- Match_type: Xác định loại dữ liệu cần tìm kiếm, không bắt buộc.
3 loại tìm kiếm phổ biến của hàm MATCH trong Excel
- 1 hoặc bỏ qua: Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất hoặc bằng giá trị tìm kiếm trong phạm dữ liệu. Khi người dùng áp dụng kiểu tìm kiếm này thì các giá trị trả về sẽ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần hoặc từ A -> Z.
- 0: Kiểu tìm kiếm này sẽ cho ra những giá trị đầu tiên, tương tự với với lookup_value. Những giá trị của hàm lookup_array thì có thể được sắp xếp thông qua bất kỳ giá trị nào.
- -1: Tm kiếm giá trị nhỏ nhất đối với kiểu tìm kiếm này nhưng nó sẽ lớn hơn hoặc bằng với giá trị mà bạn được tìm kiếm.
Ví dụ minh họa khi ứng dụng hàm Match trong Excel
Ví dụ về 3 cách tìm kiếm dữ liệu của hàm Match
Tìm kiếm kiểu 1 hoặc bỏ qua
Tìm kiếm vị trí hiện tại của số 50 trong vùng dữ liệu đã chọn, tức là bạn sẽ phải kiếm giá trị nhỏ hơn giá trị cần tìm kiếm.
Nhập công thức sau vào ô C8: =MATCH(49,C2:C7,1)

Có thể thấy trong bảng dữ liệu không chứa giá trị 50, do đó hàm sẽ lấy kết quả gần nhất và nhỏ hơn 50 đó là 49.
Kiểu tìm kiếm 0
Trong bảng dữ liệu, bạn tìm vị trí của giá trị 60. Tiến hành nhập cú pháp: =MATCH(60,C2:C7,0) và ấn phím Enter.

Lúc này, hàm sẽ trả về kết quả là vị trí của giá trị 60 trong vùng bảng dữ liệu và nó ở vị trí thứ 3.
Ví dụ về hàm Match trong Excel
Cho ví dụ là danh sách gồm 5 học sinh ở 5 lớp khác nhau, bạn tiến hành tìm kiếm thứ tự lớp ứng với các học sinh trong bảng dưới đây:
Nhập công thức sau vào cột cần sắp xếp: =MATCH(C2,$C$8:$C$12,0) và bấm phím Enter.
Kết quả STT trả về như hình sau:

Kết hợp hàm INDEX với hàm MATCH để dò nhiều điều kiện
Hàm INDEX dùng để trả về giá trị theo vị trí tương ứng của hàng và cột trong một bảng dữ liệu hoặc một phạm vi nào đó.
Công thức hàm INDEX:
=INDEX(array; row_num; column_num)
Trong đó:
- array: vùng dữ liệu.
- row_num: chọn hàng trong mảng dữ liệu, từ đó hệ thống sẽ trả về một giá trị.
- column: chọn cột trong mảng dữ liệu, từ đó trả về một giá trị.
Ví dụ: Giả sử ta có đơn giá Sản phẩm và tên nhà sản xuất như bảng dưới đây (B15:E18). Dựa theo thông tin đã có, điền đơn giá vào Bảng 1 (B3:D12).
Áp dụng hàm INDEX với hàm MATCH để dò tìm giá trị tại ô D4 như sau:
Bước 1: Sử dụng lệnh MATCH để xác định vị trí hàng cho sản phẩm CDRom trong Bảng 2 với dòng lệnh:
=MATCH(B4,$B$15:$B$18,0)
Kết quả là 4, tương ứng với hàng số 4 tại Bảng 2.
Bước 2: Sử dụng lệnh MATCH xác định vị trí cột tương ứng của Samsung trong phạm vi từ B15 đến E15 như sau: =MATCH(C4,$B$15:$E$15,0)
Kết quả trả về là 2 tương ứng với cột số 2 của Bảng 2.
Bước 3: Sử dụng hàm INDEX cùng với 2 hàm MATCH bên trên để trả về giá trị theo hàng và cột trên Bảng 2:
=INDEX($B$15:$E$18,MATCH(B4,$B$15:$B$18,0),MATCH(C4,$B$15:$E$15,0)).

Kết quả trả về là giá trị tương ứng của hàng 4 (Mouse) và cột 2 (Samsung) là 5.
Sau đó, copy công thức cho các ô phía bên dưới là hoàn tất.
Lưu ý khi dùng hàm Match trong tính toán Excel
Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng hàm trong Excel:
- Nếu không tìm thấy giá trị nào trong mảng, lệnh MATCH sẽ trả về lỗi “#N/A”.
- Chỉ tìm kiếm được trong một chiều của mảng, nghĩa là nó chỉ tìm kiếm từ trái sang phải hoặc từ trên xuống dưới.
- Nếu mảng không được sắp xếp theo thứ tự tăng dần, kết quả trả về sẽ không chính xác.
- Các giá trị trong mảng không được trùng lặp. Nếu có giá trị trùng lặp, trả về vị trí của giá trị đầu tiên tìm thấy trong mảng.
- Nếu sử dụng match_type = 0, Excel sẽ tìm kiếm giá trị chính xác trong mảng. Nếu không có giá trị chính xác nào trong mảng, hàm sẽ trả về giá trị lớn nhất nhỏ hơn giá trị cần tìm kiếm.
- Nếu sử dụng match_type = 1, Excel sẽ tìm kiếm giá trị lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cần tìm kiếm trong mảng.
- Nếu sử dụng match_type = -1, Excel sẽ tìm kiếm giá trị nhỏ nhất lớn hơn hoặc bằng giá trị cần tìm kiếm trong mảng.
- Có thể được sử dụng cùng với các hàm khác như INDEX, IFERROR, VLOOKUP, để tìm kiếm giá trị trong bảng dữ liệu.
Về cơ bản, việc sử dụng hàm Match trong Microsoft Excel không quá khó khăn nếu bạn nắm bắt được toàn bộ kiến thức cơ bản ở trên. Bên cạnh đó, Excel còn có rất nhiều hàm hữu ích khác phục vụ tính toán. Hãy cùng Phamemfree tiếp tục tìm hiểu về các thủ thuật máy tính Excel qua các bài sau nhé!
>> Bạn đang xem bài viết tại chuyên mục Thủ thuật của Phamemfree.
Thông tin liên hệ:
Email: phamemfree.com@gmail.com
Website: https://phamemfree.com